1. VÒNG BI CẦU MỘT DÃY – BẠC ĐẠN CẦU MỘT DÃY
Ký hiệu quốc tế của loại Vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 6.
Ví dụ: 6306 ( Sau dãy số chó chữ ZZ là ký hiệu nắp sắt, 2RS hoặc LLU ký hiệu nắp cao su)
Vòng bi cầu một dãy – bạc đạn cầu một dãy là loại ổ bi phổ biến nhất. Chúng được sử dụng rất rộng rãi. Rãnh mặt lăn trên cả hai vòng đệm trong và ngoài đều có cung bán kính lớn hơn một chút so với bi. Ngoài tải hướng kinh, ổ còn chịu được tải hướng trục trên hai hướng. Do mô men quay thấp nên chúng rất phù hợp với các ứng dụng đòi hỏi tốc độ cao và tổn hao năng lượng thấp.
Ngoài các bạc đạn ổ bi loại mở, những ổ bi này thường có nắp chắn bảo vệ bằng thép hay bằng cao su trên một hoặc cả hai bên và được bôi trơn bằng dầu hoặc mỡ. Tương tự, đôi khi vòng định vị cũng được dùng ở ngoài. Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng phổ biến nhất.
1. VONG BI – BẠC ĐẠN MAGNETO
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 mã số bắt đầu từ số 7.
Ví dụ: 7206 ( Sau dãy số vòng bi có Chữ A, B, C sẽ tương đương với các góc tiếp xúc khác nhau 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ và 40độ)
Loại này có kết cấu tương tự vòng bi – bạc đạn cầu, song rãnh trong của vòng bi loại này nông hơn một chút so với vòng bi cầu. Vì vòng bi ngoài chỉ có duy nhất một vai ở một bên nên có thể tách vòng ngoài ra khỏi vòng bi. Như thế sẽ dễ lắp hơn. Thông thường, người ta cho hai ổ bi như vậy được ghép thành một cặp để sử dụng.
Vòng bi magneto là loại ổ nhỏ có đường kính lỗ từ 4 đến 20mm và thường được dùng cho các mehêtô loại nhỏ, con quay hồi chuyển, dụng cụ chính xác,…. Loại này thường sử dụng vòng cách chịu lực bằng đồng.
Vòng bi cầu đỡ chặn – bạc đạn cầu đỡ chặn
Vòng bi – bạc đạn loại này (còn có tên là vòng bi tiếp xúc góc), có khả năng chịu tải hướng tâm và hướng trục theo một hướng. Lực được truyền qua vòng bi này theo 4 loại góc (gọi là góc tiếp xúc): 15 ĐỘ ,25 độ ,30 độ và 40độ. Góc tiếp xúc càng lớn, trọng tải hướng trục càng cao. Tuy nhiên, đối với các ứng dụng cố tốc độ cao, người ta vẫn ưa chuộng các góc tiếp xúc nhỏ hơn. Thường thì, người ta ghép cặp hai vòng bi loại này và khe hở giữa chúng được điều chỉnh cho thích hợp với các yêu cầu chịu tải cũng như độ cứng vững của cụm ổ trục.
Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên, đối với ổ bi chính xác cao có góc tiếp xúc nhỏ hơn 30o người ta thường sử dụng vòng cách bằng nhựa pôlamit.
2. CỤM VÒNG BI GHÉP CẶP – CỤM BẠC ĐẠN GHÉP CẶP
Kí hiệu quốc tế của loại vòng bi – bạc đạn này thường có 4 chữ số cơ bản,bắt đầu từ số3 hoặc 5
Ví dụ: 5206 (tương đương 3206)
Tổ hợp hai vòng bi hướng tâm được gọi là cụm vòng bi kép, và thường chúng được tạo thành từ ổ bi tiếp xúc góc hoặc ổ đũa côn. Ngoài ra, ta có thể tạo thêm những tổ hợp khác như đối mặt, có mặt vòng ngoài tiếp xúc với nhau (loại DF), giáp lưng (loại DB) hay cả hai mặt trước cùng nhìn về một hướng (loại DT). Ổ bi đôi DF và DB đều có khả năng chịu tải hướng kính và tải hướng trục theo cả hai hướng. Người ta sử dụng loại DT khi có một tải hướng kính lớn trên một hướng và nên đặt tải lên mỗi ổ bi bằng nhau.
3. VÒNG BI TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC GÓC HAI DÃY
Về cơ bản, vòng bi – bạc đạn tiếp xúc góc hai dãy thực ra là hai vòng bi tiếp xúc góc một dãy được lắp giáp lưng vì chúng chỉ có một vòng trong và một đệm ngoài, mỗi vòng đều có hai mặt rãnh lăn. Chúng có thể được tải hướng trục trên cả hai hướng.
4. VÒNG BI TIẾP XÚC 4 ĐIỂM – BẠC ĐẠN TIẾP XÚC 4 ĐIỂM
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường bắt đầu bằng cụm chữ QJ.
Ví dụ: QJ206
Vòng trong và vòng ngoài của loại này có thể tách rời riêng rẻ bởi vì vòng trong được chia nữa trên mặt phẳng xuyên tâm. Chúng chỉ chịu được tải hướng trục từ hai hường. Vòng bi có góc truyền lực (góc tiếp xúc) 35o. Người ta thường dùng một vòng bi loại này để thay thế cho hai vòng bi đỡ chặn ghép giáp mặt hay giáp lưng, để chịu tải trọng dọc trục của kết cấu.
Vòng cách gia công bằng đồng được sử dụng rất phổ biến.
5. VÒNG BI CẦU TỰ LỰA – BẠC ĐẠN CẦU TỰ LỰA
Ký hiệu quốc tế của loại vòng bi này thường có 4 chữ số chính bắt đầu từ số 1 hoặc 2. Ví dụ 1209; 2207.
Vòng bi – bạc đạn loại này có hai dãy bi cầu, vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có một mặt lăn hình cầu với tâm mặt cầu trùng với trục của ổ. Do đó, trục của vòng trong, bi và vòng cách có thể xoay quanh tâm này mà không gây ra ứng lực phụ tải nào. Điều này cho phép vòng bi có thể làm việc trong điều kiện có sự lệch trục giữa mặt trụ của vòng trong và vòng ngoài một góc nhỏ (lỗi gia công, hoặc và lắp ráp. Vì vậy, chúng có tên là vòng bi tự lựa. Loại ổ bi này thường có thể có lỗ côn dùng để lắp ráp bằng cách sử dụng ống lót côn.
6. VÒNG BI ĐŨA – BẠC ĐẠN ĐŨA
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường được bắt đầu bằng các chử N, NU, NJ, NUP, NF, NNU, tiếp theo là 3 hoặc 4 chữ số.
Ví dụ: NU206, NJ207, NF306, NNU2215.
Trong ổ loại này, con lăn hình trụ tiếp xúc trên một đường thẳng với mặt lăn. Chúng có thể chịu được tải trọng hướng kính rất lớn và phù hợp với vận tốc cao.
Có nhiều loại thiết kế khác nhau: NU, NJ, NUP, N và NF dành cho ổ một dãy và NNU, NN dành cho ổ hai dãy, phụ thuộc vào thiết kế hay gờ cạnh.
Tất cả vòng ngoài và trong đều có thể tách rời riêng biệt.
Một số vòng bi đũa – bạc đạn đũa không có gờ ở vòng trong hoặc vòng ngoài, cho nên các vòng đó có thể di chuyển tương đối với nhau theo hướng dọc trục. Những vòng bi này thường được sử dụng vào chức năng ổ tự do. Các vòng bi đũa có vòng trong hoặc vòng ngoài có hai gờ và vòng còn lại có một gờ, sẽ có khả năng chịu tải hướng trục theo một hướng. Vòng bi đũa – bạc đạn đũa hai dãy có độ cứng vững hướng tâm rất cao và chủ yếu được dùng cho các trục chính của máy công cụ chính xác.
Vòng này làm bằng thép dập hay đồng thau gia công liền khối, thường được dùng cho loại ổ này. Tuy nhiên đôi khi người ta cũng sử dụng vòng cách đúc bằng polymít.
7. VÒNG BI KIM – BẠC ĐẠN KIM
Vòng bi kim – bạc đạn kim bao gồm nhiều con lăn hình trụ nhỏ với chiều dài gấp 3 đến 10 lần đường kính của chúng. Do đó, tỉ lệ giữa đường kính ngoài của ổ với đường kính đường tròn nội tiếp rất nhỉ và chúng chịu được tải trọng hướng kính rất lớn.
Có nhiều loại khác nhau và nhiều loại trong số đó không có vòng trong. Loại hình chén (drawn-cup) có vòng ngoài bằng thép dập, còn loại liền khối có vòng ngoài gia công bằng máy. Có cả những thiết kế chỉ có tổ hợp con lăn và vòng cách, mà không có vòng trong/ngoài. Hầu hết ổ này đều có vòng cách bằng thép dập, nhưng cũng có thiết kế không có vòng cách.
8. VÒNG BI CÔN – BẠC ĐẠN CÔN
Ký hiệu quốc tế của vòng bi côn – bạc đạn côn hệ mét thường có 5 chữ số, được bắt đầu từ số 3.
Ví dụ: 32005, 32218
Loại vòng bi này sử dụng con lăn côn lăn quanh các mặt dẫn côn trên vòng trong và vòng ngoài. Những ổ này có khả năng chịu tải trọng hướng kính và hướng trục (trên một hướng) rất cao. NSK sản xuất nhóm vòng bi côn đặc biệt, có ký hiệu bắt đầu bằng HR, có các con lăn côn có kích cỡ và số lượng cao hơn, do đó có khả năng chịu được tải trọng cao hơn các vòng bi tiêu chuẩn.
Chúng thường được lắp thành đôi tương tự như vòng bi cầu đỡ chặn. Trong trường hợp này, có thể đạt được độ hở trong thích hợp bằng cách điều chỉnh khoảng cách hướng trục giữa vòng trong, hoặc vòng ngoài của hai ổ bi đối nhau. Do kết cấu của mình, vòng trong và vòng ngoài của vòng bi côn – bạc đạn côn có thể lắp riêng biệt.
Tuỳ thuộc vào góc tiếp xúc, vòng bi côn được phân chia thành 3 loại: góc thường, góc vừa và gốc sâu. Ngoài ra còn có ổ đũa côn 4 dãy và 2 dãy. Vòng cách làm bằng thép dập được sử dụng phổ biến.
Vòng bi côn thông dụng, có thể được sản xuất theo các kích thước tiêu chuẩn hoá thuộc hệ mét, hoặc hệ inch.
9. VÒNG BI TANG TRỐNG – BẠC ĐẠN TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của Vòng bi tang trống – bạc đạn tang trống loại này thường có 5 chữ số chính, bắt đầu từ số 2.
Ví dụ: 22218, 22326, 23048.
Vòng bi tang trống – bạc đạn tang trống Những vòng bi loại này có 2 dãy con lăn dạng tang trống ở giữa vòng trong có hai mặt lăn và vòng ngoài có một mặt lăn hình cẩu. Vì tâm của bề mặt cầu trên vòng ngoài trùng với trục của ổ nên chúng có khả năng tự lựa tương tự như vòng bi cầu tự lựa tự chỉnh.
Vòng bi tang trống được đặc trưng bởi khả năng chịu tải hướng kính rất lớn, đồng thời còn có thể chịu được tải hướng trục trên cả hai hướng. Cộng thêm khả năng tự lựa tốt, chúng là sự lựa chọn thường xuyên của các ứng dụng có tải trọng rất cao trong các thiết bị lớn.
Vòng bi loại này có thể có lỗ côn và có thể được lắp trực tiếp lên trục hình côn hoặc trục hình trụ sử dụng măng xông (ống lót) côn.
Vòng cách thường được gia công đồng nguyên khối, đúc từ polyamít, hoặc làm từ thép dập.
10. VÒNG BI CHẶN TRỤC MỘT HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC MỘT HƯỚNG
Vòng bi chặn trục một hướng – Bac dan chặn trục một hướng: Vòng bi chặn trục có kết cấu bao gồm vòng trên, vòng dưới và cụm con lăn-vòng cách đặt ở chính giữa. Vòng trên thường được lắp ghép chặt với trục, và có vai trục tựa lên để truyền lực dọc trục từ trục qua ổ. Vòng dưới thường được lắp ghép chặt với thân ổ và tựa vào vai ổ để truyền lực dọc lên thân máy.
11. VÒNG BI CHẶN HAI HƯỚNG – BẠC ĐẠN CHẶN HAI HƯỚNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ số 5.
Ví dụ: 52215, 52316, 54325.
Vòng bi trục hai hướng có 3 vòng đỡ, trong đó vòng ở giữa (vòng trung tâm) được gắn cố định vào trục, 2 vòng còn lại lắp ghép với thân ổ.
Để tăng khả năng tự lựa (chịu sự lệch tâm trục do sai số lắp ráp) một số vòng bi chặn trục được chế tạo với đế dưới có mặt cầu, được lắp cùng 1 vòng đế khác.
Người ta thường sử dụng vòng cách làm bằng thép dập trong các ổ bi nhỏ hơn và vòng cách đồng gia công liền khối cho các vòng bi lớn hơn.
12. VÒNG BI CHẶN TRỤC – BẠC ĐẠN CHẶN TRỤC, VÒNG BI –BẠC ĐẠN TANG TRỐNG
Ký hiệu quốc tế của các vòng bi loại này thường có 5 chữ số, bắt đầu từ 2 số 29.
Ví dụ: 29415, 29324.
Những vòng bi này có mặt lăn hình cầu ở vòng trên và vòng dưới, có con lăn hình tang trống được lắp với một góc nghiêng 45 độ. Vì mặt lăn là mặt cầu nên những ổ bi này có khả năng tự lựa. Chúng có thể chịu tải trọng hướng trục rất lớn và có khả năng chịu tải hướng kính vừa phải. Người ta thường sử dụng vòng cách gia công bằng đồng liền khối hoặc bằng thép dập.