Vòng Bi Là Gì?
Bài viết này của TEKSOL Vietnam sẽ giới thiệu bạn về những khái niệm và giới thiệu rất cơ bản vè vòng bi. Nội dung bao gồm:
1. Tên gọi của vòng bi, 2. Khái niệm vòng bi, 3. Cấu tạo vòng bi, 4.Lịch sử vòng bi
1. Tên gọi của vòng bi, 2. Khái niệm vòng bi, 3. Cấu tạo vòng bi, 4.Lịch sử vòng bi
1) TÊN GỌI CỦA VÒNG BI
-
Người ta thường gọi vòng bi vì đây là chi tiết cơ khí dạng hình tròn, loại phổ biến hay gặp nhất là vòng bi cầu có các viên bi tròn bên trong. Nên có lẽ từ những đặc điểm như vậy, mà người ta gọi là vòng bi.
-
Ngoài ra, bạc đạn cũng là cái tên thông dụng vì các con lăn có dạng viên đạn trong khẩu súng ru lô của cao bồi miền Tây.
-
Trong Giáo trình chi tiết máy tập 2 – GS Nguyễn Trọng Hiệp, NXB Giáo dục, 2006, khái niệm ổ lăn được sử dụng.
-
Tên gọi này khá toàn diện và bao quát. Trước hết, tên gọi này dễ dàng phân biệt giữa ổ lăn (dạng ma sát lăn) và ổ trượt (dạng ma sát trượt). Thứ hai là ổ lăn có các con lăn: con lăn gồm cả dạng bi và dạng đũa.
-
Tuy nhiên, trong thực tế, tên gọi ổ lăn không được sử dụng phổ biến.
-
-
Theo tiếng Anh, vòng bi là bearing. Từ bearing xuất phát từ cái gốc “to bear” là “chịu đựng”.
-
Khi hai vật tiếp xúc và chuyển động tương đối với nhau, thì xuất hiện lực ma sát. Lực ma sát gây ra mài mòn bề mặt tiếp xúc của hai chi tiết và phát sinh nhiệt không mong muốn ảnh hưởng đến khả năng làm việc thiết kế của máy. Tải trọng cũng được truyền giữa hai chi tiết với nhau. Nên tính “chịu đựng” lực ma sát và tải trọng như thế – to bear tạo nên tên gọi bearing.
2) KHÁI NIỆM VÒNG BI?
Vậy vòng bi là gì?
-
Vòng bi là chi tiết cơ khí gắn liền với chi tiết chuyển động quay (thường là trục quay), có 3 tác dụng chính:
-
Giảm thiểu lực ma sát bằng cách chuyển ma sát trượt thành dạng ma sát lăn tạo bởi các con lăn.
-
Chịu tải trọng. VD: nhận lực từ trục quay rồi truyền tới thân máy, bệ máy
-
Định vị chi tiết quay. VD: cố định trục quay theo đường tâm quay đã định.
3) CẤU TẠO VÒNG BI
Cấu tạo cơ bản của vòng bi bao gồm:
-
Ca trong (vòng trong) – inner ring
-
Ca ngoài (vòng ngoài) – outer ring
-
Con lăn (bi hoặc đũa) – ball or roller
-
Vòng cách – cage
Đến đây, ta có thể tự hỏi tại sao cần vòng cách: như tên gọi nó dùng để chia cách con lăn ở một khoảng cách nhất định. Con lăn cần chia cách bởi vì nếu tiếp xúc với chiều chuyển động ngược chiều nhau, vận tốc ma sát tăng gấp 2 lần làm con lăn mài mòn rất nhanh.
Để giảm bớt mài mòn con lăn, vật liệu vòng cách tương đối mềm.
Mời bạn tham khảo video trên Youtube “How’s it made: Bearing” để xem cách chế tạo vòng bi cũng như hiểu rõ hơn cấu tạo của nó.
4) LỊCH SỬ VÒNG BI (dựa theo Wikipedia)